Khi
muốn đặt câu hỏi, bạn không cần phải xin phép ai cả, hãy trình bày một
cách rõ ràng và súc tích. Trong đàm thoại hay các cuộc họp, hãy lên
tiếng nếu bạn thấy có điều gì chưa rõ hay cần biết thêm thông tin. Việc
này không những giúp bạn không còn bị ám ảnh bởi những băn khoăn mà còn
giúp mọi người thấy bạn là một nhân viên tích cực trong công việc.
2. Luôn muốn làm hài lòng tất cả mọi người
Bất
kỳ ai cũng luôn muốn được tất cả mọi người yêu quý nhưng điều này không
phải lúc nào cũng đạt được. Lý do là bạn không thể làm vừa lòng tất cả
mọi người mọi lúc mọi nơi. Thay vì hảo tổn tâm sức làm hài lòng tất cả
mọi người, hãy cư xử một cách hợp lý và công bằng, và không ngần ngại
nói “không”.
3. Buôn chuyện
Nếu
bạn được coi là “một phần của số đông”, thì đơn giản chỉ cần gật đầu
vài lần chứ đừng lấn sâu hay bình luận nhiều trong những cuộc “buôn bán”
bất tận trong công ty.
4. Không nổi bật trong mắt sếp
Để
được sếp chú ý đến, bạn cần đóng góp nhiều hơn cho công ty, hãy hỏi sếp
nhiều câu hỏi và chăm chú lắng nghe. Mọi người thường rất thích nói về
bản thân mình, vì vậy cho sếp thấy bạn quan tâm đến họ. Tuy nhiên không
cần lúc nào cũng nói về công việc, thay vào đó hay hỏi han về gia đình,
con cái họ hay kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới. Nếu như sếp hỏi lại bạn,
hãy trả lời một cách ngắn gọn.
5. Trang trí bàn làm việc quá mức
Nữ
nhân viên nào cũng yêu thích được nhìn ngắm những đồ vật nho nhỏ của
mình quanh bàn làm việc. Tuy nhiên, tranh ảnh, đồ chơi, cây cảnh hay
những quyển lịch màu mè có thể sẽ khiến bạn trở thành một nhân viên có
tính lộn xộn và thiếu chuyên nghiệp trong mắt sếp và đồng nghiệp.
6. Không dám nói ra điều mình nghĩ
Khi
gặp phải hay chứng kiến những hành vi không đúng như bắt nạt hay chơi
xấu, đừng ngần ngại nói lên ý kiến của mình. Nếu bạn làm ngơ, người ta
sẽ nghĩ rằng về sau họ có thể làm như vậy. Vì vậy, hãy lên tiếng vì lẽ
phải, đừng bao giờ phụ thuộc vào tiêu chuẩn của người khác.
Ngọc Trang
Theo ezinearticles
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét